Android là gì? Lịch sử các phiên bản Android trước đến nay

Bạn đang sử dụng một chiếc điện thoại Android nhưng hiểu rõ Android là gì? Hãy để MobileWorld giải đáp giúp bạn vấn đề này và cùng bạn khám phá thêm về lịch sử các phiên bản của hệ điều hành Android từ trước đến nay. Bạn hãy theo dõi bài viết sau để cập nhật những thông tin mới nhất nhé!

Mục lục

    1. Hệ điều hành Android có nghĩa là gì?

    Android là gì là một câu hỏi mà nhiều người dùng điện thoại quan tâm đến. Android là hệ điều hành mã nguồn mở, cho phép các nhà sản xuất điện thoại bên thứ ba sử dụng và phát triển thêm nhiều tính năng mới và hiện đại. Hệ điều hành này được phát triển bởi Google trên nền tảng Linux.

    Khái niệm của hệ điều hành Android

    Android cho phép người dùng sử dụng các ứng dụng, thực hiện cuộc gọi, gửi tin nhắn, lướt web và thực hiện nhiều hoạt động khác trên các thiết bị di động. Hệ điều hành này cung cấp một giao diện người dùng dễ sử dụng và linh hoạt, cho phép bạn tùy chỉnh và thay đổi cấu hình theo ý muốn.

    Android có thể được cài đặt trên nhiều loại thiết bị khác nhau bao gồm điện thoại, máy tính bảng, đồng hồ thông minh, thiết bị giải trí, ô tô và thiết bị đeo. Hệ điều hành Android sẽ được nhà sản xuất hoặc nhà phát triển tạo ra các phiên bản khác nhau với giao diện và tính năng riêng biệt.

    2. Tổng hợp lịch sử các phiên bản của Android

    Kể từ khi ra mắt phiên bản 1.0 vào năm 2008, Android đã có nhiều phiên bản cập nhật liên tục để cải thiện hiệu suất, thêm các tính năng mới và khắc phục các lỗi. Các phiên bản này thường được đặt tên theo các loại kẹo ngọt theo thứ tự chữ cái (trừ phiên bản 1.0 và 1.1). Sau đây là một số thông tin về các phiên bản chính của Android:

    2.1. Android 1.0

    Android 1.0 là phiên bản đầu tiên của hệ điều hành Android, được phát hành vào ngày 23 tháng 9 năm 2008. Ở phiên bản này, giao diện sử dụng khá đơn giản với thanh thông báo kéo xuống, người dùng dễ dàng điều hướng và thao tác.

    Phiên bản này có một số tính năng cơ bản như sau:

    • Hỗ trợ chụp ảnh

    • Hiển thị và phóng to trang web

    • Cho phép người dùng nhóm nhiều ứng dụng vào chung một thư mục

    • Truy cập vào Gmail

    • Các ứng dụng trong máy được đồng bộ với ứng dụng của Google bao gồm: Gmail, Google Contacts, Google Calendar,…

    Android 1.0 với giao diện đơn giản

    2.2. Android 1.1

    Android 1.1 là phiên bản cập nhật đầu tiên của hệ điều hành Android được phát hành vào ngày 9 tháng 2 năm 2009. Bản cập nhất được biết đến như “Petit Four” nội bộ, giúp giải quyết một số lỗi gặp phải ở phiên bản 1.0. Một số tính năng mới đã được thêm vào như:

    • Cập nhật phần mềm tự động qua OTA

    • Hỗ trợ đa nhiệm

    • Hỗ trợ thêm vùng lựa chọn

    • Khả năng lưu trữ tập tin đính kèm từ tin nhắn nhận được

    • Màn hình chờ lâu hơn

    • Hiển thị sẵn chi tiết trong trường hợp người dùng muốn tìm kiếm doanh nghiệp trên bản đồ

    Android 1.1 hỗ trợ cập nhật phần mềm tự động qua OTA

    2.3. Android 1.5

    Vào 27/04/2009, phiên bản cập nhật Android 1.5 (hay còn được gọi là Cupcake) được phát hành dựa trên hạt nhân Linux 2.6.27. Đây là bản Android đầu tiên mà Google đặt tên theo các món đồ ăn với chữ cái bắt đầu được xếp theo thứ tự alphabet.

    Phiên bản này có sửa đổi giao diện người dùng UI, đồng thời cập nhật thêm một số tính năng mới bao gồm: hỗ trợ bàn phím ảo, widget tìm kiếm, quay video, màn hình khởi động mới, sao chép và dán trên trang web,…

    Android 1.5 có sửa đổi giao diện UI

    2.4. Android 1.6

    Phiên bản Android 1.6 được phát hành vào 15/09/2009 với tên mã là Donut dựa trên hạt nhân Linux kernel 2.6.29. Phiên bản này có nhiều cải tiến đáng giá và được nhiều khách hàng sử dụng áp dụng như:

    • Tìm kiếm bằng giọng nói

    • Cho phép chọn nhiều hình ảnh cùng lúc để xóa

    • Mở rộng cử chỉ

    • Nâng cao tốc độ tìm kiếm

    • Có thể chạy trên nhiều độ phân giải, tỉ lệ màn hình khác nhau

    • Hỗ trợ cho mạng CDMA

    Android 1.6 có nhiều cải tiến đáng giá

    2.5. Android 2.0

    Ngày 26 tháng 9 năm 2009, Android 2.0 với tên mã Eclair đã được ra mắt trên Motorola Droid cùng nhiều tính năng mới ưu việt hơn như:

    • Mở rộng đồng bộ tài khoản

    • Hỗ trợ Bluetooth 2.1

    • Email exchange

    • Cải thiện tốc độ đánh máy với bàn phím ảo

    • Hỗ trợ tối ưu tốc độ phần cứng và cải thiện UI

    • Hỗ trợ màn hình có độ phân giải lớn và tỷ lệ tương phản tốt hơn

    Android 2.0 có thêm nhiều tính năng tiên tiến

    2.6. Android 2.0.1 - 2.1

    Đây là phiên bản đánh dấu sự ra đời của chiếc điện thoại Nexus đầu tiên mang tên Nexus One do HTC sản xuất. Android 2.0.1 - 2.1 không có nhiều thay đổi so với Android 2.0 mà chủ yếu chỉ thêm hàm API. Hàm này giúp lập trình viên dễ dàng can thiệp sâu hơn vào hệ thống.

    Ngoài ra, phiên bản này cũng update framework và một số lỗi khác. Các tính năng mới được thêm vào trên Android 2.1 khá thú vị bao gồm: Live Wallpaper, màn hình khóa mới và chuyển giọng nói thành văn bản.

    Android 2.0.1 - 2.1 đánh dấu sự ra đời của chiếc điện thoại Nexus One

    2.7. Android 2.2 - 2.2.3

    Phiên bản Android 2.2 - 2.2.3 được phát hành vào ngày 20/5/2010 với tên mã là Froyo. Phiên bản này dựa trên Linux kernel 2.6.32 với API mức độ 8. Phiên bản Android 2.2 tiếp tục sửa lỗi của các phiên bản trước và cập nhật thêm nhiều tính năng mới. Các lỗi và cập nhật chủ yếu liên quan đến vấn đề bảo mật và cải thiện hiệu suất.

    Android 2.2 - 2.2.3 cập nhật nhiều tính năng mới

    3. Một số đặc trưng của hệ điều hành Android

    Bạn đã nắm bắt rõ được hệ điều hành android là gì, vì vậy sau đây MobileWorld sẽ cùng bạn khám phá các đặc trưng của Android - cái đã giúp hệ điều hành này trở thành một nền tảng mạnh mẽ và linh hoạt cho các nhà phát triển và người dùng.

    3.1. Interface

    Giao diện người dùng của Android là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên sự khác biệt so với các hệ điều hành khác. Các thành phần chính của giao diện bao gồm:

    • Màn hình chính (Home screen)

    • Khay ứng dụng (App drawer)

    • Thanh trạng thái (Status bar)

    • Bảng điều khiển nhanh (Quick settings panel)

    • Thanh điều hướng (Navigation bar)

    Giao diện người dùng Interface tạo sự khác biệt cho Android

    3.2. Applications

    Applications là những chương trình được viết bằng ngôn ngữ Java hoặc Kotlin và chạy trên một máy ảo. Chúng được thiết kế để thực hiện những chức năng cụ thể cho người dùng, chẳng hạn như gọi điện, nhắn tin, nghe nhạc, xem video, chơi game, lướt web,....

    Android hỗ trợ nhiều loại ứng dụng khác nhau, người dùng có thể tải thông qua Google Play Store, Amazon Appstore hoặc tải dưới dạng APK từ internet. Nhờ vậy, Android có thể mang đến nhiều trải nghiệm hấp dẫn, thú vị hơn cho người dùng.

    Ứng dụng đa dạng giúp tăng trải nghiệm thú vị cho người dùng

    3.3. Storage

    Storage hay bộ nhớ là một nguồn tài nguyên quan trọng cho hệ điều hành và các ứng dụng. Android cung cấp nhiều lựa chọn để lưu trữ dữ liệu cho các ứng dụng bao gồm:

    • Bộ nhớ trong (Internal storage)

    • Bộ nhớ ngoài (External storage)

    • Bộ nhớ đệm (Cache storage)

    Bộ nhớ rất cần thiết với người dùng

    3.4. Memory Management

    Memory Management (quản lý bộ nhớ) là công việc quan trọng để phân bổ bộ nhớ hợp lý cho hệ điều hành và các ứng dụng. Android sử dụng các kỹ thuật như phân trang, ánh xạ bộ nhớ và thu gom rác để có thể quản lý bộ nhớ hiệu quả. Đặc trưng này sẽ giúp ngăn hao hụt, tiêu thụ điện năng hoặc tài nguyên CPU quá một mức giới hạn nhất định.

    Nên phân bổ bộ nhớ một cách hợp lý

    3.5. Developer Options

    Tùy chọn nhà phát triển (Developer Options) là menu ẩn trong Cài đặt, cho phép các nhà phát triển và người dùng truy cập vào các tính năng và công cụ nâng cao để kiểm tra, xem các lỗi và tùy biến thiết bị Android. Một số tính năng có trong Developer Options là:

    • Bật chế độ gỡ lỗi USB

    • Bật chế độ nhà phát triển

    • Bật chế độ hiệu suất cao

    • Bật chế độ tiết kiệm pin

    Menu ẩn Developer Options có nhiều công cụ nâng cao

    Như vậy, bạn đã cùng MobileWorld khám phá định nghĩa android là gì và tìm hiểu thêm về lịch sử hình thành cùng các đặc trưng của hệ điều hành này. Hy vọng những thông tin trên có thể giúp cho bạn hiểu hơn về Android. Nếu bạn còn thắc mắc gì thì hãy liên hệ ngay với MobileWord để được tư vấn miễn phí.


    Hãy theo dõi các bản tin khác của chúng tôi tại đây để cập nhật những thông tin công nghệ mới nhất, hữu ích nhất mỗi ngày nhé.

    Bạn hãy tham khảo bảng giá điện thoại tại cửa hàng MobileWorld nhé! MobileWorld hứa hẹn sẽ đem đến cho người dùng những thiết bị công nghệ chính hãng, cập nhật những dòng sản phẩm mới nhanh nhất của những gã khổng lồ công nghệ lớn, kịp thời đáp ứng nhu cầu sử dụng cho nhiều tín đồ yêu công nghệ hiện nay.

    Cửa hàng điện thoại MobileWorld (Mobileworld.com.vn) đã hoạt động hơn 8 năm, chuyên cung cấp các dòng điện thoại iPhone, Samsung, Google chính hãng, Fullbox, quốc tế, like new. Luôn được bảo hành đầy đủ với các gói bảo hành đa dạng.

    MobileWorld hiện đã hợp tác cùng các ngân hàng, tổ chức tín dụng uy tín cung cấp gói trả góp 0% cho khách hàng.

    • Trụ sở chính: 692 Lê Hồng Phong, Phường 10, Quận 10, Tp.HCM
    • Hotline: 0961 27 39 79 (09:00 - 21:00)
    • Email: support@mobileworld.com.vn
    Có thể bạn sẽ thích
    Galaxy S22 Ultra 256GB Mới Fullbox - Bản MỹMới Fullbox - Mỹ
    Galaxy S22 Ultra 256GB Mới Fullbox - Bản Mỹ
    • 13.490.000₫
    4.9/5
    12 đánh giá
    Pixel 8 Pro 5G 128GB - Bản Mỹ Mới FullboxMới Fullbox
    Pixel 8 Pro 5G 128GB - Bản Mỹ Mới Fullbox
    • 18.490.000₫
    4.5/5
    4 đánh giá
    Galaxy S20 5G (12GB | 128GB) Mới 100% Fullbox - Hàn Quốc(Chip snapdragon 865 )Mới Fullbox - Hàn Quốc